Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, ngành sơn trong đó có sơn công nghiệp có rất nhiều tiềm năng, nhờ vào sự phát triển của ngành xây dựng và công nghiệp. Dù kinh tế còn khó khăn nhưng tỷ suất lợi nhuận mà ngành này mang lại vẫn khá ổn định.
Tăng trưởng toàn ngành với sơn trang trí 8-12%, sơn công nghiệp 15%, cao gấp đôi so với tăng trưởng nền kinh tế. Do vậy, các “ông lớn” ngành sơn thời gian qua không ngừng gia tăng quy mô để chiếm lĩnh thị phần. Bài viết này, Europaint Việt Nam sẽ đem cái nhìn rõ hơn về tiềm năng ngành sơn công nghiệp, các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Thị trường sơn tại Việt Nam
Ngành sơn là một ngành kinh doanh có tiềm năng lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện đại hóa và đô thị hóa. Theo Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA), thị trường sơn Việt Nam đạt doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến tăng trưởng 6-8% mỗi năm với những cơ hội:
-
Thị trường sơn Việt Nam còn rất rộng mở và chưa bão hòa do nhu cầu về sơn tăng cao nhờ sự phát triển tích cực của các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, bảo quản công nghiệp và ô tô. Theo VPIA, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ xây dựng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
-
Hiện tại thị trường sơn Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp, trong đó có 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sơn ngoại chỉ chiếm khoảng 65% thị phần, trong đó sơn nội chiếm 35%. Điều này cho thấy còn nhiều không gian cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh.
Thị trường sơn Việt Nam với sự tham gia hầu hết của các hãng sơn nổi tiếng thế giới
-
Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước: các doanh nghiệp ngành sơn được hưởng các chính sách thuế, đầu tư, tín dụng và xuất khẩu ưu đãi của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ thương hiệu và chống hàng giả hàng nhái.
Bên cạnh đó, cũng không thiếu những thách thức:
-
Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: hiện nay, thị trường sơn nước Việt Nam có sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn từ các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ…. Các thương hiệu này có lợi thế về công nghệ, chất lượng, uy tín và tên tuổi thương hiệu. Do đó, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và phải nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sản phẩm và phát triển thị trường.
-
Yêu cầu về chất lượng và an toàn của sơn ngày càng cao. Sơn chất lượng cần phải an toàn cho cả người thợ sơn và người sử dụng công trình, không chứa các hóa chất gây hại sức khỏe và phải thân thiện với môi trường. Do đó, các doanh nghiệp ngành sơn phải nâng cao chất lượng,nghiêm ngặt tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
-
Biến đổi khí hậu và xung đột chính trị ở nhiều nơi gây thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu. Điều này khiến cho giá thành sản xuất tăng cao và khó kiểm soát.
Khái quát ngành sơn công nghiệp
Thị trường sơn công nghiệp đang có đà phát triển tốc độ cao
Thị trường sơn công nghiệp hiện đang chia nhỏ thành các lĩnh vực khác nhau như sơn phục vụ khai thác dầu khí ngoài khơi, sơn xây dựng, sơn công nghiệp nói chung và sơn bảo dưỡng công nghiệp
Các nhà sản xuất sơn công nghiệp cho biết, trong khi tốc độ tăng trưởng ở một số lĩnh vực đã chậm lại thì sơn phục vụ khai thác dầu khí lại đang thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành. Những sản phẩm sơn hiệu quả cao trở thành xu hướng được sử dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu, giảm sử dụng các chất nền chuyên biệt hoặc thay thế các giải pháp cơ học.
Thị trường sơn công nghiệp đã và đang tăng trưởng tốc độ cao do được hưởng lợi nhờ những chương trình đầu tư của các chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng, công trình công nghiệp…Tập đoàn Hempel dự báo thị trường sơn công nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ tương đương tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu.
Công ty Sherwin - Williams - một trong những công ty hàng đầu về sơn công nghiệp - nhận định một số lĩnh vực như sơn hoàn thiện gỗ, sơn hoàn thiện nói chung, sơn thiết bị công nghiệp nặng và sơn xây dựng sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ nhiều hơn trong tương lai.
Tiềm năng phát triển của ngành sơn công nghiệp
Mỗi lĩnh vực riêng của thị trường sơn công nghiệp đều có những tiềm năng và thách thức của riêng mình.
Trong mỗi lĩnh vực ứng dụng sơn đều mang đến cơ hội tăng trưởng độc đáo cho thị trường sơn công nghiệp:
-
Sự phát triển của lĩnh vực khai thác dầu khí và vận tải hàng hóa phục vụ khai thác dầu khí đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sản xuất sơn công nghiệp trên toàn thế giới.
-
Mặt khác, các xu hướng mới trong vật liệu điện tử và các lĩnh vực sử dụng chúng trong máy tính, điện thoại di động, ô tô, xây dựng cũng đang tạo ra những cơ hội tăng trưởng đa dạng cho ngành sản xuất sơn.
-
Sự phát triển tiếp tục của thị trường giao thông vận tải đang mở ra cơ hội tăng trưởng vững chắc cho các công ty sơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
-
Trong lĩnh vực xây dựng, các xu hướng hiện nay rất đa dạng, kể cả về mặt địa lý và ứng dụng. Nhưng nhìn chung nhu cầu đối với các sản phẩm sơn trong những lĩnh vực này tiếp tục duy trì ở mức cao.
-
Các yêu cầu mới và nâng cao về mặt hiệu quả của sản phẩm sơn cũng là những động lực cho các cơ hội tăng trưởng trong ngành sản xuất sơn. Ví dụ, các sản phẩm sơn khung và gầm xe ô tô đang có những cơ hội phát triển mạnh nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có tính năng chống gỉ tốt hơn. Trong bối cảnh thị trường xe ô tô tăng mạnh hiện nay, đây sẽ là những dấu hiệu tích cực cho các sản phẩm sơn công nghiệp.
Thị trường xe ô tô tăng mạng cũng là dấu hiệu tích cực cho ngành sơn công nghiệp
Có thể thấy rằng, ngành sơn công nghiệp là một ngành kinh doanh có cơ hội lớn, mở rộng song song đó cũng không ít thách thức trong thị trường sơn. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành sơn luôn cần tập trung không ngừng đổi mới công nghệ, sản phẩm và dịch vụ; nâng cao độ an toàn và chất lượng của sơn thích ứng với biến đổi khí hậu; tận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.