QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM TRONG XÂY DỰNG

Friday,
26/01/2024
0

Quy trình thi công chống thấm chuẩn kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn sẽ đem lại hiệu quả chống thấm cao nhất cho công trình. Bảo vệ công trình khỏi tác động của nước, hơi ẩm…giúp tăng tuổi thọ công trình cũng như tiết kiệm chi phí.

Các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, chống thấm dột cho các công trình xây dựng luôn là bài toán khó cho tất cả những đơn vị xây dựng. Mọi công trình luôn phải được chống thấm hiệu quả nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi nước, hơi ẩm gây hư hại về lâu dài. Một quy trình thi công chống thấm chuẩn kỹ thuật, chuyên nghiệp sẽ đáp ứng được những yêu cầu thực tế trên, mang lại hiệu quả chống thấm cao trong thời gian dài.

Quy trình thi công chống thấm trong xây dựng

Quy trình thi công chống thấm trong ngành xây dựng bao gồm các bước cơ bản quan trọng sau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng quy trình cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hạng mục công trình và vật liệu được sử dụng.

1. Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt:

Giai đoạn xử lý bề mặt trước khi chống thấm là công đoạn loại bỏ hoàn toàn các vật bám trên bề mặt bê tông, vữa xi măng xây trát còn sót lại để lớp chống thấm thi công tiếp sau bám dính chắc vào nền. Vì tuổi thọ lớp chống thấm phụ thuộc phần lớn vào bề mặt đủ tiêu chuẩn để thi công.

Xử lý và chuẩn bị bề mặt cần chống thấm là bước quan trọng đầu tiên

Đảm bảo bề mặt cần chống thấm phải sạch, khô và không có vết nứt. Nếu có, cần phải xử lý vết nứt trước. Để xử lý bề mặt, có thể dùng hóa chất tẩy rửa để xử lý chất bẩn cứng đầu như dầu nhớt, rỉ sét, rong rêu bám trên bề mặt bê tông, xi măng. Hay phương pháp vệ sinh cơ học mài khô, đánh chà, phun nước áp lực cao thường được sử dụng để xử lý bề mặt trong công trình xây dựng mới.

Các bước vệ sinh cần có:

  • Kiểm tra kỹ bê tông: bê tông mới phải được bảo dưỡng ít nhất 28 ngày, vữa tô trát cần tối thiểu 14 ngày trở lên.
  • Quét và thu gom sạch các loại rác, tẩy sạch các vết bẩn bám trên bề mặt sàn bằng máy mài tay, máy công nghiệp gắn lưỡi kim cương, các vết bẩn trên tường bằng đá mài, giấy nhám thô, bùi nhùi sắt…
  • Lau khô hết bụi và xịt rửa sạch bề mặt sàn bằng máy phun nước áp lực cao
  • Các thành phần dễ bong tróc và bê tông yếu phải được loại bỏ hoàn toàn và gia cố hoàn chỉnh, các khuyết tật trên bề mặt như các điểm gồ ghề phải được mài phẳng bằng máy mài, sửa chữa làm phẳng bề mặt như trám trét các khe, các lỗ rỗ.
  • Xử lý vết nứt sàn, vết nứt phần tiếp giáp bê tông dầm, sàn với tường gạch.

2. Lựa chọn vật liệu chống thấm:

Có nhiều loại như màng khò nhiệt, sơn chống thấm, hóa chất phủ bề mặt, ... Tùy từng hạng mục, bạn sẽ sử dụng những phương pháp và vật liệu chống thấm khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Lựa chọn đúng loại vật liệu chống thấm là một bước rất quan trọng giúp bảo đảm độ bền lớp chống thấm cũng như tuổi thọ cho công trình.

3. Thi công lớp phủ chống thấm: 

Đây là công đoạn áp dụng vật liệu chống thấm lên bề mặt. Cách thức áp dụng tùy thuộc vào loại vật liệu (ví dụ: quét, phun, hoặc lắp đặt màng).

Thi công lớp lót, lớp phủ chống thấm

Để giúp cố định chắc chắn lớp màng chống thấm với bề mặt cần thi công sơn lót là điều cần thiết. Nó như một lớp trung gian phủ mịn và gia tăng độ bám dính cho lớp chống thấm sau. Nếu bỏ qua khâu này, chất lượng chống thấm sẽ bị ảnh hưởng như độ bám dính thấp, màng có thể bị bong tróc bất cứ khi nào. Tuổi thọ vì thế mà giảm đi thậm chí là không đạt được hiệu quả chống thấm tối thiểu.

Bạn nên biết rằng mỗi loại vật liệu tùy theo các đặc tính của nó mà có các cách thi công khác nhau. Ví dụ như loại vật liệu gốc xi măng cần được tạo ẩm bão hòa bề mặt trước khi quét, nhưng loại vật liệu gốc polyurethane dung môi lại cần phải khô hoàn toàn. Hoặc đa phần các loại màng chống thấm sau khi thi công đều cần lớp phủ bảo vệ bề mặt nhưng cũng có 1 số loại sử dụng để chống thấm mái có khả năng kháng tia UV và không cần lớp phủ này…

Do vậy trước khi thi công bất kỳ loại vật liệu nào, hãy tham khảo các tài liệu kỹ thuật của sản phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

4. Kiểm tra và nghiệm thu:

Sau khi thi công chống thấm xong, lớp chống thấm đã khô hoàn toàn thì cần ngâm thử nước trong vòng 48 giờ hoặc lâu hơn để kiểm tra hiệu quả chống thấm. Khi được xác nhận rằng lớp chống thấm không có vấn đề gì thì mới tiến hành những triển khai những hoạt động như ốp lát, trang trí, sơn sửa,… 

Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng ngâm thử nước 24h

Nếu bỏ qua công đoạn này mà chẳng may kỹ thuật thi công mắc sai sót. Chắc chắn rằng việc khắc phục sửa chữa lại từ đầu không hề dễ dàng. Nó không chỉ tốn công sức, thời gian mà còn mất nhiều chi phí.

5. Bảo dưỡng định kỳ:

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu quả lâu dài và tuổi thọ cho hệ thống chống thấm.

Thực hiện kiểm tra định kỳ trên toàn bộ hệ thống chống thấm để phát hiện sớm các vết nứt, khe hở hoặc khu vực có thể gặp sự hỏng hóc.

Sửa chữa ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ vết nứt hay hỏng hóc nào, để tránh sự gia tăng của vấn đề và bảo vệ toàn bộ lớp chống thấm.

Mong rằng với những chia sẻ trên bạn đã có cái nhìn rõ hơn về quy trình thi công chống thấm trong xây dựng với những bước cơ bản quan trọng cần có. Một quy trình chống thấm đầy đủ, đúng kỹ thuật không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ của hệ thống chống thấm mà còn bảo vệ tài sản và cơ sở hạ tầng của gia chủ.




 

Tags: #tinthitruong
Viết bình luận của bạn:
0965.946.943
popup

Số lượng:

Tổng tiền: