THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM TRONG 5 ĐẾN 10 NĂM NỮA SẼ RA SAO?

Wednesday,
27/09/2023
0

Sự trỗi dậy của bất động sản với nhu cầu phát triển đa dạng các loại công trình xây dựng, kéo theo ngành sơn được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Tập trung hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, thị trường sơn Việt Nam có sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn trên thế giới. Điều này tạo nên một ” cuộc chiến” cạnh tranh khốc liệt giữa sơn ngoại và sơn nội.

Cùng với  bước tiến không ngừng của ngành xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh sơn trong và ngoài nước đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng nâng cao và đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc. Điều này đã tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển sôi động, tích cực của thị trường sơn tại Việt Nam. Hãy cùng Europaint tìm hiểu nhé!

Thực trạng thị trường sơn hiện nay

Xét về tiềm năng thì thị trường sơn Việt Nam có nhiều cơ hội rộng mở để phát triển. Song cạnh tranh cũng rất gay gắt, quyết liệt khi số doanh nghiệp sơn tại Việt Nam tính cho đến nay đã tăng lên con số 600 doanh nghiệp.

Trong đó 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của VPIA (Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam), trong 5 năm qua, sơn do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất đã chiếm hơn 65% thị trường Việt Nam, trong khi sơn của các công ty trong nước chỉ chiếm 35% thị phần.

Thị trường sơn Việt Nam đầy tiềm năng nhưng cũng khốc liệt không kém

Phân tích môi trường ngành sơn

Môi trường kinh tế và văn hóa xã hội là các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sơn

Môi trường kinh tế

Theo đà phục hồi nhanh của ngành bất động sản chính là yếu tố cộng hưởng giúp ngành sơn tăng trưởng mạnh mẽ.

Với nhu cầu xây dựng tăng hơn 80%, sơn trang trí và vật liệu, đặc biệt là sơn tường ghi nhận sức tăng trưởng vượt bậc. Tổng sản lượng sơn nước ta đã đạt gần 250 triệu lít/năm. Trong đó, riêng sơn trang trí đã chiếm 180 triệu lít tương ứng khoảng 65%. Đạt giá trị khoảng 54% toàn ngành.

Các doanh nghiệp sơn chủ yếu bán qua kênh phân phối và cho các công trình. Việc xây dựng kênh phân phối hiệu quả chính là cơ hội lớn để phát triển doanh nghiệp.

Với số lượng nguồn cung lớn, đối thủ ngày càng nhiều thì khi đó cuộc đua về ưu đãi và giá cả sẽ yếu tố lựa chọn . Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới, đây được xem như là chiến lược phát triển để thu hút khách hàng.

Môi trường văn hoá – xã hội

Văn hóa – xã hội cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét khi phân tích môi trường ngành sơn. Theo thói quen, khách hàng thường sẽ tìm kiếm thương hiệu sơn qua các quảng cáo trước khi đến cửa hàng. Hoặc họ được tư vấn bởi nhà thầu hay thợ sơn. Từ đó, họ sẽ xem xét loại sơn có mức giá và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình.

Đồng thời, yếu tố an toàn cho sức khỏe cũng được chú trọng. Do đó, ngoài quan tâm đến giá cả thì người tiêu dùng còn ưu tiên đến độ an toàn, không độc hại. Song song đó, họ cũng sẽ xem xét đến công nghệ và tính năng vượt trội của sản phẩm sơn.

Chính điều này khiến các doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu sáng tạo, nâng cấp để cung cấp cho thị trường sơn những sản phẩm chất lượng nhất. Các mẫu sơn không chỉ đẹp về màu sắc, chất lượng mà còn phải thân thiện với môi trường, sức khỏe người tiêu dùng một cách an toàn nhất.

So sánh thị trường trong và ngoài nước

Thị trường sơn nội

Các doanh nghiệp sơn nội với ưu thế về giá, đang có nhiều cơ hội để tăng sản lượng và doanh số. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường còn rất nhiều tiềm năng, con số doanh nghiệp nội tham gia vào thị trường đang tăng lên, củng cố cho khối nội đón đầu tăng trưởng trong thời gian tới. Đó là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp không ngừng đầu tư phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, cuộc đua về giá và hậu mãi sẽ được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh, đặc biệt là những gương mặt mới.

Tại thị trường sơn nội,  nổi bật như sơn Việt Đức, sơn Max Effort, sơn Hoa Việt, sơn Hòa Bình, sơn Hà Nội... Dù chỉ giữ 35% thị trường sơn hiện nay, sơn nội vẫn có tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Tuy nhiên, nếu để cạnh tranh với sơn ngoại, sơn nội dù chất lượng tốt vẫn gặp rào cản về tên tuổi thương hiệu và quảng cáo.

Do đó, để giành thị phần, các hãng sơn nội phải tập trung quảng bá sản phẩm rộng rãi qua các kênh truyền thông, chương trình cộng đồng hoặc tiếp thị trực tiếp. Giảm giá cũng là cách hiệu quả để các hãng sơn nội tăng tính cạnh tranh. Cách này không chỉ được các hãng lớn áp dụng mà các loại sơn mới cũng được sử dụng phổ biến với mức chiết khấu cao có thể từ 40 – 50% giá niêm yết.

Thị trường sơn ngoại

Các công ty nổi tiếng trong thị trường sơn ngoại như Jotun, AkzoNobel, Nippon Paint, 4 Oranges, PPG,… vốn đã phổ biến trên toàn cầu và có mặt lâu đời tại Việt Nam. Thị trường sơn ngoại có phần chuyên nghiệp hơn với đầy đủ chủng loại.

Có thể thấy, mỗi loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt, ngoài làm sơn trang trí nội ngoại thất thì còn phục vụ cho nhiều mục đích như sơn phủ tôn mạ, sơn sân bay, đóng tàu, gỗ, vỏ đồ uống…Ví dụ như PPG vốn được đánh giá là hãng lớn nhất thế giới về dòng sản phẩm sơn giao thông, rất nổi tiếng trong lĩnh vực sơn công nghiệp.

Vì thế, người tiêu dùng thông thường khó có thể nhận diện được các thương hiệu này trên thị trường. Trong khi đó, các thương hiệu sơn nước nội ngoại thất như sơn Dulux và sơn Maxilite từ nhà AkzoNobel lại khá quen thuộc với người dùng.

Đưa ra dự đoán cho ngành sơn từ việc so sánh 2 thị trường trong và ngoài nước

Việc thị trường bất động sản sôi động sẽ kéo theo những nhu cầu tăng cao về sơn và các vật liệu xây dựng. Thị trường sơn theo đó mà có sự tăng trưởng nhanh chóng, hấp dẫn nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Nhu cầu xây dựng, bất động sản lớn thúc đẩy thị trường sơn phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên, với sự gia nhập đông đảo này, các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng cũng len lỏi xuất hiện, khiến thị trường trở nên hỗn tạp hơn. Trong khi đó, cũng chưa có hình thức, quy định xử phạt mạnh đối với hành vi trên, mức phạt cao nhất chỉ đến 20 triệu đồng nếu bị phát hiện. Mức xử phạt này được đánh giá không là gì so với lợi nhuận của hàng nhái, kém chất lượng thu được.

Với những tiềm năng phát triển cũng như rào cản này, ngành sơn cần được chú trọng và khai thác triệt để. Tuy nhiên, cũng cần có cách tiếp cận, phát triển đúng đắn để mang đến sản phẩm tốt hơn cho thị trường.

Chúng ta có thể thấy, ngành sơn và chất phủ của Việt Nam là một ngành đang phát triển còn nhiều dư địa để phát huy tuy còn nhiều khó khăn.Theo đánh giá của những chuyên gia kinh tế thì thị trường sơn vẫn rất tiềm năng và màu mỡ nhờ vào nhu cầu xây dựng trong hiện tại và tương lai rất lớn. Tỷ suất lợi nhuận mà ngành này mang lại khá tốt và ổn định, đặc biệt đây còn là ngành kinh doanh có tính bền lâu và có sự tăng trưởng tiếp tục mạnh mẽ.
 

Tags: #tinthitruong
Viết bình luận của bạn:
0965.946.943
popup

Số lượng:

Tổng tiền: