Thấm dột là kẻ thù của các công trình xây dựng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thấm nước luôn là nỗi ám ảnh của mỗi công trình?
Thấm dột là hiện tượng rất phổ biến xảy ra đối với những công trình xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.Việc mở rộng qui mô các công trình cả về bề rộng, chiều cao và chiều sâu, việc tích hợp nhiều phân khu chức năng có liên quan tới nước vào công trình… thì việc xử lý thấm và chống thấm đã trở thành một yêu cầu không thể bỏ qua khi xây dựng công trình. Cùng Euro Paint Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân gây thấm trong các công trình xây dựng
Dấu hiệu cho thấy công trình đang bị thấm dột
Công trình theo thời gian đều sẽ xuất hiện tình trạng xuống cấp mà nguyên nhân của nó không chỉ do môi trường thời tiết khí hậu mà còn là do kết cấu công trình không có khả năng chống nước gây hiện tượng thấm nước.
Biểu hiện của tình trạng thấm nước có thể sẽ khác nhau tùy theo nhân tố chịu tác động. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu chung cho phép chúng ta nhận biết kết cấu đang bị thấm nước:
- Nứt chân chim
- Trần thấm nước
- Rêu mốc, ố vàng
- Tường bong tróc vữa, bong tróc sơn
Một trong những dấu hiệu cho thấy kết cấu đang bị thấm nước: bề mặt bị bong tróc sơn, vữa
Các nguyên nhân gây thấm trong xây dựng
1. Khí hậu, thời tiết
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Điều này tạo nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình khi không được chống nước (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…)
Điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến vật liệu làm thay đổi đổi kết cấu công trình
2. Chất lượng thi công kém
Một công trình hoàn thành bền vững, tuổi thọ cao đòi hỏi sự đồng bộ của cả một quá trình từ bản vẽ thiết kế tới thi công và lắp đặt hoàn thiện. Chỉ cần một trong các công đoạn gặp sai sót, hay không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của cả công trình.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công, vì hạn chế trong kỹ thuật, vì sai sót trong thao tác, hoặc vì tiết kiệm chi phí mà sử dụng những vật liệu xây dựng kém chất lượng, thiếu đồng bộ, không đúng mục đích sử dụng… cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu công trình, gây nên tình trạng thấm nước.
Bên cạnh đó, thi công không đảm bảo vấn đề thoát nước làm đọng nước bề mặt cũng là nguyên nhân gây ra thấm dột.
3. Công trình lâu năm xuống cấp
Tình trạng bê tông lâu ngày bị phong hóa theo thời gian đối với công trình cũ gây ra những bức tường của những ngôi nhà cũ lâu đời đã hết tác dụng chống nước mưa, có khả năng bị nước thấm qua gây ra hiện tượng thấm dột, xuống cấp.
4. Rò rỉ của đường ống nước âm tường
Có thể thấy đây là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước khá là phổ biến. Tình trạng này xảy ra chủ yếu trong phòng tắm và phòng vệ sinh, mặt trần hoặc tường.
Rò rỉ ống nước âm tường cũng là nguyên nhân gây ra thấm dột
Tình trạng này thông thường là do sự rò rỉ từ những phần đấu nối của ống nước, những đường ống đi âm trong tường. Hoặc ảnh hưởng từ những đường ống âm trong những bức tường vách của nhà hàng xóm liền kề với tường nhà.
5. Mái nhà, tường bị rạn nứt
Công trình có kết cấu bê tông không đủ độ vững chắc, không chịu được áp lực của yếu tố môi trường trong thời gian dài; lâu ngày sẽ gây ra các vết nứt gãy, rạn trên tường. Tương tự sàn mái cũng là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết, nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên, nền nhiệt cao sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái.
Những vết nứt rạn ở tường, mái cũng gây ra thấm nước
Những vết rạn nứt này vào mùa mưa làm nước len lỏi vào tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà hay thấm dần bề mặt tường, làm trần nhà, tường gặp phải tình trạng thấm nước.
6. Do Nhận thức
Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng thấm nước vẫn diễn ra phổ biến là do thói quen trong nhận thức của người xây dựng. Chúng ta vẫn muốn xây những ngôi nhà cao tầng, khang trang, nội thất hiện đại, nhưng lại đánh giá thấp nguy cơ thấm nước của công trình.
Hoặc nếu có, thì chống thấm chỉ là vai trò của vữa và lớp sơn ngoài. Với suy nghĩ chỉ cần lựa chọn loại vữa thật tốt, lớp sơn thật bền, chắc chắn là căn nhà đã được bảo vệ hoàn toàn trước tác động bất thường của thời tiết. Đây không chỉ là suy nghĩ chủ quan của người xây dựng, mà còn là cái nhìn chưa toàn diện về chống thấm dột của các chủ đầu tư, các nhà thầu.
Thấm dột là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở các công trình xây dựng của nước ta. Hiện tượng thấm dột không những ảnh hưởng tới chất lượng công trình, gây mất thẩm mỹ mà còn tạo ra tâm lý khó chịu cho người sử dụng. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra thấm dột.
Từ đó lên phương án chống thấm sớm ngay từ lúc đang thi công để bảo vệ công trình tối ưu nhất, đừng chờ mùa mưa đến mới lo chống thấm. Lúc này sẽ gây khó khăn cho việc chống thấm cũng như sẽ tốn chi phí hơn khi thực hiện ngay lúc đầu.