HIỆN TƯỢNG " VỎ QUẢ CAM " KHI THI CÔNG EPOXY

Thursday,
03/06/2021
0

Epoxy thường được chọn sử dụng vì nó cho một bề mặt hoàn thiện láng mịn.

Hãy nhìn vào hình bên trên, lớp thi công Epoxy lại có mặt hoàn thiện “xù xì” như vỏ quả cam. Điều này không chỉ xảy ra với sơn epoxy, nó cũng xảy ra với hầu hết các loại sơn trên các bề mặt thi công khác nhau như  tường, cửa,…

Đối với sơn cho sàn, hiệu ứng vỏ quả cam chưa hẳn là sai. Đôi khi nó cũng đáp ứng một số gu thẩm mỹ và  giúp bề mặt trở nên “nhám” nhằm chống trơn trượt. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân cho những tranh cãi  giữa nhà thầu và chủ đầu tư khi mặt hoàn thiện không được làm rõ từ đầu.

Hãy bắt đầu bằng việc đề cập sự xuất hiện hiệu ứng vỏ cam thường xảy ra với hệ lớp sơn mỏng như lớp phủ sau cùng (hoàn thiện) hoặc các hệ sơn cho sàn. Cách dễ nhất để loại bỏ hiệu ứng này là tăng chiều dày lớp thi công ví dụ như sử dụng lớp epoxy tự san phẳng dày 2mm.

Nhưng có nhiều lý do khiến chúng ta không muốn sử dụng lớp phủ dày. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào các yếu tố gây ra hiệu ứng vỏ cam đối với hệ lớp phủ mỏng

Trước đây khi tôi muốn có một bề mặt láng mịn nhưng kết quả chỉ là bề mặt với hiệu ứng vỏ cam. Và khi tôi muốn một bề mặt có hiệu ứng vỏ cam, nhưng chỉ lại đạt được một bề mặt láng mịn! Sau nhiều năm thử nghiệm, tôi đã xác định được một số nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng vỏ cam.

Tính xúc biến (Thixotropy – vật liệu sẽ giảm độ “nhớt” dưới tác động của lực cắt lớn ví dụ như trong quá trình trộn bằng máy khuấy với cần trộn tạo lực cắt trong khi trộn)

Tính xúc biến hầu như là nguyên nhân chính. Các loại sơn có độ nhớt cao (đặc) sẽ chảy (san) chậm trên bề mặt sàn khi thi công, do đó sẽ thường gây ra hiệu ứng vỏ cam. Việc pha loãng với dung môi thích hợp có thể giúp giảm thiểu hiệu ứng vỏ cam, tuy nhiên phải cân nhắc tỉ lệ pha vì lương dung môi tăng cường sẽ lại gây ra những hiệu ứng không mong muốn khác (nổi bong bóng, bay mùi,…). Mặt khác, tốc độ bay hơi của dung môi khi pha thêm cũng là một nhân tố phải cân nhắc khi lớp sơn thi công ở các độ dày khác nhau sẽ có thời gian khô khác nhau và đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng san phẳng trên diện rộng của khu vực.

Khi nói về “tính xúc biến”, hãy luôn nhớ rằng nhiệt độ cũng tác động đến độ chảy của sơn. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng độ chảy của sơn và ngược lại ở nhiệt độ thấp sơn sẽ khó chảy hơn. Không chỉ nhiệt độ trong khu vực thi công mà nhiệt độ của sàn cũng tác động đến độ chảy của sơn. Có một lần, tôi thi công epoxy lên sàn đá hoa cương khi nhiệt độ khu vực thi công khá cao nhưng sàn đá hoa cương thì thường có nhiệt độ thấp (mát) và đã gặp nhiều vấn đề về độ chảy của sơn. Sau đó tôi đã phải sơn lại toàn bộ khu vực này.

Loại dụng cụ dùng để thi công Epoxy thực tế cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra các hiệu ứng ngoài ý muốn. Khi thi công với cọ lăn bằng len lông dày chắc chắn sẽ để lại hiệu ứng vỏ cam rất rõ. Thi công bằng cọ lăn lông ngắn sẽ giúp giảm hiệu ứng này, nhưng điểm hạn chế là cọ lông ngắn thường chỉ lấy được một lượng nhỏ vật tư dẫn đến lớp thi công sẽ rất mỏng và có nguy cơ bong tróc hoặc bị mài mòn nhanh.

Giải pháp tốt là rót vật tư lên bề mặt và trải đều bằng chổi. Sau đó dùng giày đinh chuyên dụng đi vào khu vực đã trải sơn và dùng cọ lăn lông ngắn tán đều để tạo bề mặt đồng đều như mong muốn.

Tôi thấy rằng biện pháp thi công tốt nhất để giảm thiểu hiệu ứng vỏ cam khi thi công lớp phủ mỏng là sử dụng máy   phun nén khí. Tuy nhiên, sử dụng và bảo dưỡng máy là một việc đòi hỏi các công nhân có kinh nghiệm và tay nghề - họ là những người có khả năng tạo ra các bề mặt sơn phủ như mong muốn. Rất nhiều vấn đề dẫn đến thất bại khi  dùng máy phun nén khí, Bạn nên nắm rõ mình đang làm gì!  

Nguyên nhân sau cùng gây ra hiệu ứng vỏ cam (hoặc các hiệu ứng khác không mong muốn) là tình trạng lớp nền khi thi công. Đôi khi, hiệu ứng vỏ cam xảy ra ngay ở lớp sơn lót và việc thi công tiếp các lớp hoàn thiện lên bề mặt này sẽ chỉ phóng rõ thêm hiệu ứng mà thôi. Tương tự, bề mặt lớp nền nhẵn bóng cũng gây ra hiệu ứng khi mà lớp sơn không thể bám dính vào bề mặt do sức căng bề mặt thấp hơn.

Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng mỗi nhà thầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng với đội ngũ thi công của chính mình: dụng cụ/biện pháp thi công và chọn lựa sản phẩm sử dụng. Với mỗi công trình, các điều kiện sẽ khác nhau (bề mặt nền, nhiệt độ,…) và đặc biệt khi chủ đầu tư yêu cầu một bề mặt thật nhẵn mịn thì giải pháp tốt nhất là khuyến cáo họ nên nâng cấp lên lớp Epoxy tự san phẳng!

Vậy kinh nghiệm của Bạn là gì? Hãy chia sẻ cách tốt nhất để tránh hiệu ứng vỏ cam và những trải nghiệm của Bạn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Công ty Euro Paint Viet Nam - để được tư vấn sản phẩm và giải pháp tối ưu cho các hạng mục Sơn nền Epoxy tổng thể dự án của Quý công ty.

Tags: #tinthitruong
Viết bình luận của bạn:
0965.946.943
popup

Số lượng:

Tổng tiền: