Trong bài viết này, tôi muốn nói về các lỗi thường gặp khi thi công lớp phủ Epoxy cho sàn. Các lỗi mà bản thân tôi đã vấp phải, các lỗi mà tôi thường thấy ở các đội thi công mới vào nghề. Các lỗi sẽ dễ dàng tránh khỏi nếu chúng ta biết đặt ra các câu hỏi đúng và nghiên cứu từ các kinh nghiệm khi chúng ta mới bắt đầu thi công.
Đây là Ba lỗi mà tôi thường xuyên thấy ở các đội thi công Epoxy mới vào nghề:
1. Vội vã trong bước chuẩn bị bề mặt
Chuẩn bị bề mặt là giai đoạn rất quan trọng khi thi công lớp phủ sàn Epoxy. Đây là bước vệ sinh và chuẩn bị giúp cho nhựa Epoxy liên kết tốt vào bề mặt thi công. Đây cũng là bước tẻ nhạt và bẩn nhất đối với hạng mục bởi vì không ai muốn phải làm việc trong môi trường bụi bẩn, làm sạch sàn nhà, dầu mỡ... các nhà thầu ít kinh nghiệm thường chỉ thực hiện công tác chuẩn bị bề mặt một cách “qua loa” để nhanh chóng chuyển sang phần “thú vị nhất” - là thi công lớp phủ, giai đoạn mà kết quả công việc của bạn có thể nhìn thấy được.
Khi bắt đầu triển khai, hầu hết chúng ta đều chỉ quan tâm đến kết quả nhìn thấy được sau cùng (và thực tế là khách hàng cũng rất nóng lòng muốn nhìn thấy kết quả này): Vấn đề là nếu chúng ta không thực hiện bước chuẩn bị bề mặt một cách đúng đắn và nghiêm túc thì chúng ta sẽ phải lãnh nhận các sự cố sau đó. Các vấn đề gặp phải sẽ là bong tróc lớp phủ do bám dính kém, bề mặt hoàn thiện kém thẩm mỹ, các vết nứt nhìn thấy được,… và nhiều vấn đề khác.
2. Không thực sự "bịt kín" bề mặt trước khi thi công
Bong bóng và các lỗ mọt sẽ xuất hiện do nhiều nguyên nhân, phạm vi bài viết này không thể nêu chi tiết tất cả các nguyên nhân đó. Nhưng một nguyên nhân phổ biến nhất – đó là các bề mặt rỗng xốp sẽ giải phóng “bọt khí” khi lớp sơn được thi công lên bề mặt này. Tình huống đôi khi còn tồi tệ hơn khi các lỗ mọt chỉ xuất hiện vài giờ sau khi thi công xong, lúc mà chúng ta đã hoàn tất công tác và đã rời khỏi công trường !!!
Phải đảm bảo bề mặt thi công được “bịt kín” bằng lớp sơn lót thi công đúng là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro xuất hiện các bọt khí. Chúng ta thường không lường trước được tầm quan trọng của việc “bịt kín” bề mặt thi công một cách đúng đắn và thường nghĩ đơn giản rằng lớp Epoxy hoàn thiện sẽ tự phủ và “bịt kín” bề mặt !!!
3. Không hiểu rõ tính chất hóa học của Epoxy
Nhiều người khi mới làm việc với Epoxy có thể đã có kinh nghiệm thi công các hạng mục khác như sơn nước, chống thấm hoặc kết cấu,… Họ thường bắt đầu với Epoxy một cách khá tự tin. Tôi thường thấy nhiều người không hiểu rõ các thành phần của Epoxy hoạt động ra sao và kết quả là lớp phủ không thể đóng rắn.
Tôi cũng thấy nhiều công nhân không hề có khái niệm “gấp” khi nói đến “thời gian sử dụng được sau khi pha trộn” của các vật tư có nhiều thành phần. Khi đã pha trộn các thành phần, chúng ta phải thi công nhanh trong khoảng thời gian cho phép thi công sau khi pha trộn của sản phẩm (các nhà thầu thi công sơn nước thường gặp phải lỗi này)!
Tóm lại, cho dù bạn đã có thâm niên bao lâu trong ngành xây dựng nhưng Bạn luôn phải chuẩn bị một tinh thần mới khi thực hiện các công tác hoặc hạng mục mới. Tôi đã gặp nhiều “cựu giáo sư” giới thiệu 25 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng và rồi tạo ra một loạt sự cố ngay sau đó. Tôi cũng đã gặp một “chuyên gia” kiên quyết yêu cầu “làm ướt bề mặt” trước khi thi công Epoxy !
Chất lượng của vật liệu không quyết định được sự thành công của sản phẩm sau cùng
Tôi muốn nghe phản hồi từ các Bạn về việc sử dụng/ thi công Epoxy: các Bạn đã từng gặp các vấn đề gì khi thi công? Bạn đã gặp vấn đề gì trong lần đầu tiên “làm chuyện ấy”?
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Công ty Euro Paint Viet Nam - để được tư vấn sản phẩm và giải pháp tối ưu cho các hạng mục Sơn nền Epoxy tổng thể dự án của Quý công ty.